The crisis in South Korea has a strong impact on allies – Interview with Steve Vickers
According to experts, the foreign policy of the opposition Democratic Party in South Korea differs from that of the current government, which is closer to North Korea and China.
South Korean President Yoon Suk Yeol's declaration of martial law on December 3 threw political activity in the country into chaos, although the order was short-lived. Analysts also say that this breakdown is not only limited to the domestic sphere but also has many consequences, having a long-term impact on allies. After escaping the impeachment vote in the National Assembly's voting session on December 7, Yoon Suk Yeol's political future remains uncertain due to pressure from the public and opposition parties to demand his resignation. It is expected that the opposition Democratic Party (DP) will continue to submit a bill to impeach the president to Congress for the second time on December 14.
Shaking the US-Japan-South Korea defence alliance
Most observers believe that a change of government is inevitable after the incident and that the advantage is likely to be in favour of the opposition. According to Steve Vickers, founder of Steve Vickers and Associates, the DP tends to lean toward North Korea and China, so South Korea's defence deals with the U.S. and Japan will inevitably be affected.
Currently, the three countries have a security agreement on joint exercises, intelligence sharing and building mechanisms for the Indo-Pacific region. The trilateral alliance was established at Camp David (USA) last year, to strengthen defence ties against threats from North Korea and China.
However, after only 1 year, among the 3 leaders who signed the agreement, Japanese Prime Minister Fumio Kishida has left office, US President Joe Biden is about to end his term, and the President of South Korea faces the risk of impeachment and must resign. Meanwhile, Donald Trump, who has just won the US presidential election, does not appreciate the importance of this alliance.
In Japan, the ruling LDP also lost a majority of seats in the House of Representatives elections on October 27. Bruce Klingner, a scholar specializing in Northeast Asian affairs, of The Heritage Foundation (based in Washington, USA), said that Japan is currently unlikely to implement tough foreign policies and defence reforms. "The U.S. has two allies in Asia that are shifting their focus to domestic affairs and are less focused on dealing with North Korea and China than before," he said.
South Korea's allies
Analysts say that the DP party's foreign policy in South Korea is different from that of the current conservative government. Prof. Lee, of North Greenville University (USA), said that the ruling party and President Yoon Suk Yeol have strengthened international alliances with Japan, the United States and European governments. "However, the declaration of martial law has tarnished the image of the South Korean government in the eyes of its allies, causing it to lose credibility in the international arena," Lee said.
In addition, the South Korean government recently announced that it may reverse its decision not to send weapons to Ukraine, in response to North Korea's deployment of more than 10,000 troops to support Russia on the Ukrainian battlefield. Experts say that a change in the South Korean government will delay this plan.
However, Seiler, senior adviser in charge of the Korea program at the Centre for Strategic and International Studies (CSIS) Sydney, expects U.S.-South Korea relations not to be affected. According to him, since the end of the inter-Korean war, this bilateral relationship has gone through seven decades with many political crises and has hardly been significantly affected. "The strong relationship between the U.S. and South Korea goes far beyond mere issues related to leadership or political parties in South Korea," he said.
Le Quang (According to CNA)
Khủng hoảng ở Hàn Quốc ảnh hưởng mạnh đến đồng minh
Theo các chuyên gia, chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc khác với chính phủ hiện tại, đó là xích lại gần Triều Tiên và Trung Quốc.
Tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vào ngày 3.12 khiến hoạt động chính trị tại quốc gia này lâm vào tình trạng hỗn loạn, mặc dù lệnh này chỉ tồn tại ngắn ngủi. Các nhà phân tích cũng cho rằng, sự đổ vỡ này không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước mà còn gây ra nhiều hậu quả, có tác động lâu dài đến các đồng minh. Sau khi thoát cuộc bỏ phiếu luận tội trong cuộc họp bỏ phiếu của Quốc hội vào ngày 7.12, tương lai chính trị của ông Yoon Suk Yeol vẫn trở nên bấp bênh do sức ép từ công chúng và đảng đối lập yêu cầu ông từ chức. Dự kiến, đảng Dân chủ đối lập (DP) sẽ tiếp tục đệ trình dự luật luận tội Tổng thống lên Quốc hội lần thứ 2 vào ngày 14.12.
Lung lay liên minh quốc phòng Mỹ - Nhật - Hàn
Hầu hết nhà quan sát tin rằng, sự thay đổi về chính phủ là không thể tránh khỏi sau vụ việc vừa qua và nhiều khả năng lợi thế thuộc về phe đối lập. Theo ông Steve Vickers, người sáng lập Công ty tư vấn an ninh và rủi ro chính trị Steve Vickers và các cộng sự (Steve Vickers and Associates), đảng DP có xu hướng nghiêng về Triều Tiên và Trung Quốc nên các thỏa thuận quốc phòng giữa Hàn Quốc với Mỹ và Nhật Bản chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện 3 nước có thỏa thuận an ninh về tập trận chung, chia sẻ thông tin tình báo và xây dựng cơ chế cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Liên minh 3 bên được thiết lập tại Trại David (Mỹ) vào năm ngoái, nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng trước các mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm, trong số 3 nhà lãnh đạo đặt bút ký thỏa thuận trên, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã rời nhiệm sở, Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ, còn Tổng thống Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ luận tội và phải từ chức. Trong khi đó, ông Donald Trump, người vừa thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lại không đánh giá cao tầm quan trọng của liên minh này.
Tại Nhật Bản, đảng LDP cầm quyền cũng mất đa số ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện vào ngày 27.10 vừa qua. Học giả Bruce Klingner chuyên nghiên cứu các vấn đề Đông Bắc Á, thuộc tổ chức cố vấn The Heritage Foundation (có trụ sở ở Washington, Mỹ) cho rằng, hiện Nhật Bản nhiều khả năng không thực hiện những chính sách đối ngoại và cải tổ quốc phòng cứng rắn. “Mỹ có 2 đồng minh ở châu Á mà đang chuyển trọng tâm sang đối nội và ít dồn sức đối phó với Triều Tiên và Trung Quốc hơn trước”, ông nói.
Các đồng minh của Hàn Quốc
Các nhà phân tích cho rằng, chính sách đối ngoại của đảng DP ở Hàn Quốc khác với chính phủ theo đường lối bảo thủ hiện nay. GS Lee, thuộc Trường ĐH Bắc Greenville (Mỹ) cho hay, đảng cầm quyền và Tổng thống Yoon Suk Yeol tăng cường liên minh quốc tế với Nhật Bản, Mỹ và chính phủ các nước châu Âu. “Tuy nhiên, việc tuyên bố thiết quân luật đã làm xấu hình ảnh của chính phủ Hàn Quốc trong mắt đồng minh, khiến nước này có thể mất uy tín trên trường quốc tế”, ông Lee nói.
Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc gần đây cũng tuyên bố có thể đảo ngược quyết định không gửi vũ khí cho Ukraine, nhằm đáp trả việc Triều Tiên triển khai hơn 10.000 binh sĩ đến hỗ trợ Nga tại chiến trường Ukraine. Các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi trong chính phủ Hàn Quốc sẽ trì hoãn kế hoạch này.
Tuy nhiên, cố vấn cấp cao phụ trách chương trình Hàn Quốc tại Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) Sydney Seiler kỳ vọng quan hệ Mỹ - Hàn Quốc không bị ảnh hưởng. Theo ông, kể từ khi kết thúc cuộc chiến liên Triều, mối quan hệ song phương này đã trải qua 7 thập kỷ với nhiều cuộc khủng hoảng chính trị và gần như không bị tác động đáng kể. “Quan hệ bền chặt giữa Mỹ và Hàn Quốc vượt xa các vấn đề đơn thuần liên quan đến lãnh đạo hay đảng phái chính trị ở Hàn Quốc”, ông khẳng định.
LÊ QUẢNG (Theo CNA)